Với những người mới nhập môn bộ môn cờ tướng thì một trong những kiến thức cơ bản mà họ cần nắm được là cờ tướng có bao nhiêu quân. Nếu bạn cũng là một người chuẩn bị nhập môn cờ tướng thì đây là thông tin mà bạn chắc chắn không nên bỏ qua.
Cờ tướng là trò chơi rất phổ biến, được nhiều người yêu thích ở châu Á, đặc biệt là một số nước như Trung Quốc, Việt Nam,...Trò chơi này phù hợp cho mọi lứa tuổi, giới tính khác nhau nhưng có thể thấy người chơi cờ tướng chủ yếu là các bậc cao niên. Để học chơi cờ tướng thì đầu tiên, bạn cần phải nắm được cờ tướng có bao nhiêu con, gồm những quân nào.
Số lượng quân trong cờ tướng
Một bàn cờ tướng sẽ có 32 quân, chia thành 7 loại cơ bản gồm: tướng, sĩ, tượng, xe, mã, pháo, tốt. Trong đó, quân Tướng có 1 con; quân Sĩ có 2 con; quân Tượng có 2 con; quân Xe có 2 con; quân Mã có 2 con; quân Pháo có 2 con; quân Tốt có 5 con. Mỗi bên sẽ nhận số lượng bằng nhau là 16 con; chia thành 7 loại như trên.
Những quân cờ này sẽ được đặt trên bàn cờ Tướng hình chữ nhật có 9 đường kẻ dọc và 10 đường kẻ ngang; 2 đường này cắt nhau vuông góc ở 90 điểm hợp thành. Khoảng trống nằm giữa bàn cờ được gọi là sông hoặc hà có nhiệm vụ phân định bàn cờ thành 2 phần bằng nhau, đối xứng với nhau. Ở mỗi 1 bên sẽ có một cung Tướng hình vuông được hợp thành bởi 4 ô tại các đường dọc 4,5,6; cung Tướng này sẽ có 2 đường chéo nhau xuyên qua.
Khi ván cờ bắt đầu thì phải đảm bảo đủ 32 quân cờ, chia đều mỗi bên 16 quân trắng (đỏ) và 16 quân đen.
Khái quát về ý nghĩa của các quân cờ trong bàn cờ Tướng
Khi đã nắm được cờ tướng gồm những quân nào thì bạn cần phải biết kiến thức tiếp theo là các quân cờ trong bàn cờ này đóng vai trò, nhiệm vụ như thế nào.
Quân Tướng: hay còn gọi là Soái lĩnh, từ tên gọi cũng có thể thấy đây là quân cờ cao nhất, bên nào hạ được quân cờ này trước thì đương nhiên thắng trận. Nó được bảo vệ chặt chẽ trong cung Cấm bởi 2 quân Sỹ và Tượng canh 2 bên.
Quân Sỹ: Đây được xem là quân cờ “hộ vệ”, bảo vệ cho quân Tướng. Tuy nhiên, nó chỉ có thể di chuyển trong bàn cờ từng bước một và cách đi là đi theo đường chéo trong Cửu cung. Để hạ quân Tướng thì người chơi phải hạ được quân cờ này do đó nhiều người chơi đã sẵn sàng hy sinh quân Pháo hoặc Mã để “đánh bại” Sỹ nhằm tạo thế kìm kẹp, khiến đối thủ nhanh chóng bị hạ “đo ván”.
Quân Tượng: Giống như Sỹ thì đây cũng được coi là quân cờ “hộ vệ” của quân Tướng, bảo vệ Tướng từ xa. Sỹ và Tượng là cặp đôi kết thành lá chắn vững chắc cho Tướng, sẵn sàng bị đánh gục để bảo vệ Tướng của mình. Tuy nhiên, khác với quân Sỹ thì quân Tượng có thể di chuyển 7 điểm trên bàn cờ, cách đi là đi theo đường chéo của hình vuông gồm 2 ô cờ. Bởi vậy, quân Tượng có thể tấn công kẻ địch từ xa.
Quân Xe: Nếu đánh giá quân Cờ nào mạnh nhất trên bàn cờ thì không thể không nhắc tới Quân Xe bởi khả năng ứng biến nhanh nhạy và lợi thế khi di chuyển trên bàn cờ. Quân cờ này đi và ăn theo đường thẳng đứng hoặc đường ngang khi không có quân cản. Bởi vậy, nó không chỉ có khả năng tấn công đối phương từ xa mà còn có thể quay về ngay lập tức để phòng ngự.
Quân Pháo: Đây là quân Cờ vốn dĩ lúc đầu tiên không có mặt trong bàn cờ Tướng mà mãi sau đến khoảng năm 618 thời Đường ở Trung quốc mới được bổ sung. Gần giống quân Xe thì quân Pháo đi theo chiều thẳng đứng hoặc ngang nhưng quân cờ này có thể đi rộng khắp bàn cờ ở mỗi lần di chuyển. Nếu như Pháo muốn “ăn” quân thì phải có 1 quân cờ nào đó đứng trước mặt làm “ngòi” (quân cờ này có thể của bên mình hoặc đối phương đều được).
Trong trận đấu, quân Pháo vẫn luôn là quân cờ khiến đối phương phải dè chừng bởi nó có thể tấn công bất cứ lúc nào, ở đâu.
Quân Mã: Đây là quân cờ có những nước đi thiên biến vạn hóa, mang tới yếu tố bất ngờ cho cuộc chơi. Nó có khả năng hạ gục địch khá nhanh bởi công mạnh hơn thủ, tạo sự uy hiếp đến Tướng địch khi sang “sông”.
Quân Tốt: Đây là quân cờ mà giá trị của nó được thể hiện rõ nhất khi gần tàn cuộc chơi. Kết quả thắng hay hòa còn phụ thuộc vào số lượng quân Tốt còn trên bàn cờ. Tốt qua “sông”, ép sát cung Tướng địch thì sức mạnh của nó phải ngang quân Xe. Tốt di chuyển theo chiều dọc, và chỉ di chuyển được mỗi lần một ô, không thể đi lùi.
Hy vọng với những thông tin trên đây, những người chuẩn bị nhập môn cờ này có thể tự giải đáp được câu hỏi cờ tướng bao nhiêu quân, bước vào nhập môn cờ tướng. Chúc các bạn có những giây phút giải trí vui vẻ bên trò chơi này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét