Cờ tướng hình người là cách chơi cờ tướng độc đáo, mang tính nghệ thuật cao |
Cờ tướng hình người, nét đẹp văn hóa dân tộc
Vào tháng 1,2,3 đầu năm âm lịch tại Việt Nam là tháng diễn ra các lễ hội truyền thống. Trong lễ hội cổ truyền có rất nhiều trò chơi dân gian được tổ chức trong đó có cờ người. Trò chơi này không đơn thuần là để để giải trí mà còn thể hiện được tinh thần thể thao đầy trí tuệ, mang đậm bản sắc dân tộc Việt.Cách chơi cờ người được xây dựng dựa trên luật chơi cờ tướng; nhưng có một điều khác biệt là các quân cờ được đóng thế bởi con người. Bàn cờ được chọn là một khu đất rộng hoặc sân đình làng và được vẽ bàn cờ tướng tiêu chuẩn bằng sơn hoặc vôi.
Mỗi ván cờ gồm 32 quân, 16 nam và 16 nữ. Trong một trận đấu cờ, thường tụ hội rất đông người xem; có thêm phường bát âm tấu nhạc, trống, chiêng; và mỗi nước đi có phất cờ, có trống bỏi thúc dục nhằm tăng thêm kịch tính cho trận đấu.
Cờ người gồm 32 người, thay thế cho các quân cờ tướng; được chia thành 16 nam và 16 nữ |
Cờ tướng hình người trong văn hóa từng vùng miền
Cờ người là trò chơi dân gian có trong lễ hội truyền thống ở Việt Nam; tuy nhiên mỗi vùng miền lại có những nét đặc sắc và độc đáo riêng.Ở Bắc Bộ
Ở miền Bắc, thay thế cho các quân cờ là 32 người, gồm 16 nam và 16 nữ, trang phục của họ sẽ dựa theo quân cờ mà họ đóng vai. Ví dụ như tướng sẽ đội mũ soái, mặc triều phục có lọng che, chân đi hài. Trang phục của sĩ là triều phục của quan văn đội mũ cánh chuồn…), phía trước và phía sau ngực áo sẽ là tên quân cờ bằng tiếng trung.
Những người đóng thế các quân cờ tướng đều là các nam thanh nữ tú, xuất thân từ các gia đình nề nếp, ngoại hình đẹp và đồng đều; đặc biệt 2 tướng của 2 bên phải là có ngoại hình nổi bật nhất.
Hai người chơi khi tham gia thi đấu sẽ đứng trực tiếp trên sân, mặc quần áo truyền thống, thắt đai với 2 màu khác nhau (đỏ, đen…), tay cầm cờ đuôi nheo để điều khiển và di chuyển các quân cờ. Bên ngoài sân sẽ có một trọng tài, 1 người bình cờ và đọc các nước đi; 1 người đánh trống nhằm tạo thêm không khí náo nhiệt cho cuộc thi đấu. Phía ngoài sàn đấu sẽ bố trí một bàn cờ để di chuyển theo diễn biến của cuộc thi trên sân nhằm phục vụ những người đến theo dõi.
Cờ người đặc sắc và thu hút sự chú ý của người xem ngay từ màn giới thiệu; 32 người tham gia sẽ biểu diễn màn múa cờ trong tiếng nhạc truyền thống và di chuyển bàn cờ được vẽ trên sân theo vị trí đã được xác định từ trước. Khi thi đấu, người cầm quân đỏ sẽ được ưu tiên đi trước, cầm quân đen sẽ đi sau. Mỗi nước đi cờ khi nhận lệnh di chuyển sẽ biểu diễn một điệu múa tương ứng trước khi đi tới vị trí đã được chỉ định.
Những người được chọn đóng thế cờ tướng đều là các nam thanh nữ tú trong làng |
Còn ở những khu vực miền Nam, đặc biệt là khu vực thành phố Hồ Chí Minh thể loại cờ tướng hình người được yêu thích nhất là cờ người kết hợp với võ thuật. Vẫn là 32 quân trong trang phục truyền thống, tay cầm binh khí tương ứng với từng quân cờ, một bên xanh và một bên đỏ. Điều đặc biệt là khi di chuyển, các quân cờ sẽ biểu diễn các bài quyền cước, binh khí. Khi ăn quân của đối thủ, quân cờ sẽ di chuyển ra sông và tiến hành giao đấu võ thuật trong tiếng trống dồn dập thúc dục.
Những người đóng vai quân tướng, sĩ, tượng phải là những người giỏi võ, múa võ đẹp |
Càng về cuối trận đấu thì cờ người võ thuật thì các màn biểu diễn càng trở nên đặc sắc hơn, máu lửa, dồn dập và dữ dội hơn. Vì thế, những người đóng vai các quân cờ như tướng, sĩ, tượng phải là những người giỏi võ, múa võ đẹp vì đây là những quân cờ thường tồn tại đến cuối ván đấu. Về cuối trận đấu, tướng của 2 bên sẽ biểu diễn tả xung, hữu đột, thể hiện những đòn võ thuật độc đáo thoát thân khi bị dồn vào thế bí.
Nhờ vào trí tuệ kết hợp cùng nghệ thuật biểu diễn mà cờ người võ thuật thu hút được sự quan tâm của đông đảo người xem trong các dịp đầu xuân. Trong không khí náo nức của lễ hội, những sàn đầu cờ người góp phần tô điểm thêm nét đẹp của văn hóa truyền thống.
Khi di chuyển, các quân cờ sẽ biểu diễn các bài võ thuật quyền cước, binh khí |
Cờ người là trò chơi thể hiện được rõ nét nhất trí tuệ và bản sắc của dân tộc Việt với dấu ấn nghệ thuật dân gian, cùng các màn biểu diễn võ thuật hay múa cổ truyền. Cờ tướng hình người không chỉ mang lại cho những người tham gia và người xem những phút giây giải trí, mà còn thể hiện được tinh thần thể thao mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét