Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Giải đáp ý nghĩa các quân cờ tướng dành cho người mới nhập môn

Đối với những người mới bắt đầu tìm hiểu về bộ môn cờ tướng thì chắc chắn chưa thực sự hiểu hết về ý nghĩa các quân cờ tướng. Thấu hiểu được điều này, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn ý nghĩa các quân cờ tướng để giúp những người mới nhập môn không còn cảm thấy bỡ ngỡ khi tham gia vào bộ môn thể thao trí tuệ này.
 
Ý nghĩa các quân cờ tướng là gì?
Ý nghĩa các quân cờ tướng là gì?

Ý nghĩa các quân cờ tướng trong bàn cờ 

Để có thể nắm rõ được, người chơi cần phải biết tên, ký hiệu các quân cờ. Theo đó, trên bàn cờ tướng bao gồm những quân cờ sau: Tướng, Sĩ, Tượng, Xe, Pháo, Mã, Tốt. Dưới đây là giải mã chi tiết ý nghĩa các quân cờ tướng.

Quân Tướng 
Tướng hay còn gọi là Soái lĩnh. Đây chính là yếu tố quan trọng và có tính quyết định sự đến sự thành - bại của trận chiến. Tướng được bảo vệ chặt chẽ trong cung cấm bởi Sỹ và Tượng canh gác hai bên. 

Quân cờ này chỉ được đi từng bước một (ngang hoặc dọc) trong phạm vi nhất định nên có khả năng chiến đấu yếu nhất. Tuy nhiên ý nghĩa quân cờ tướng Soái Lĩnh là vô cùng quan trọng, bởi khi tàn cuộc thì chiêu thức “lộ mặt tướng” lại có sức mạnh lớn, ngang với quân Xe.

Quân Sĩ 
Sĩ là hộ vệ thân cận nhất của Tướng và sẵn sàng hộ giá bất cứ lúc nào; đây cũng là quân cờ yếu đuối nhất trong trận chiến bởi chỉ có thể di chuyển từng bước một và đi theo đường chéo. Tuy nhiên quân Sĩ lại là quân cờ quan trọng khi chốt hạ Tướng lĩnh. Trong một ván cờ, nhiều người chấp nhận hy sinh Pháo hoặc Mã để đánh què Sĩ; sau đó, tạo thế kìm kẹp, tổng tiến công để kết thúc ván cờ.

Quân Tượng 
Tượng là quân cờ đứng cạnh quân Sĩ và có trách nhiệm bảo vệ Tướng từ xa. Bộ đôi này tạo thành lá chắn hoàn hảo để bảo vệ và sẵn sàng hy sinh vì thủ lĩnh của mình. Đối phương sẽ khó chiếu Tướng nếu cặp đôi này còn sống.

Con cờ này có thể di chuyển tới 7 điểm trên bàn cờ, đi theo đường chéo của hình vuông gồm 2 ô cờ. Vì thế mà nó có thể tấn công kẻ thù từ xa để tránh những nguy hiểm rình rập. Trong trường hợp, có một quân nào đó đứng giữa 2 đường chéo di chuyển của Tượng thì đồng nghĩa với việc quân cờ này chỉ còn nước chờ chết. Điều này gây nguy hiểm cho người chơi khi đối thủ dùng Pháo chiến.

Quân Xe 
Khi bắt đầu cuộc chiến, việc đầu tiên là người chơi đưa Xe ra các đường dọc thông thoáng để việc phòng thủ và tấn công được dễ dàng hơn. Quân cờ này có sự ứng biến linh hoạt và lợi thế di chuyển lý tưởng nên được xem là quân mạnh nhất trên bàn cờ tướng. 

Xe đi và ăn theo một đường thẳng đứng hoặc ngang khắp bàn cờ trong trường hợp không có quân cản. Bởi vậy mà quân cờ này vừa có thể uy hiếp đối phương từ xa, vừa có thể quay về phòng ngự.
 
Mỗi quân cờ trong bàn cờ tướng đều có ý nghĩa khác nhau
Mỗi quân cờ trong bàn cờ tướng đều có ý nghĩa khác nhau

Quân Pháo 
Quân Pháo trên bàn cờ tướng cờ tướng là đặc biệt nhất bởi được người Trung Quốc bổ sung sau cùng vào thời nhà Đường (khoảng năm 618). Quân này có thể đi rộng khắp bàn cờ theo chiều thẳng đứng hoặc ngang giống như Xe qua mỗi lần di chuyển. 

Cần phải có 1 quân cờ đứng trước mặt làm “ngòi” (của mình hoặc của đối phương) nếu như muốn ăn quân. Ngòi pháo là vũ khí cốt lõi để tiêu diệt đối phương. Ví dụ như bắn phá Cửu cung địch, uy hiếp Tướng ở vị trí góc, thậm chí là lấy con Sĩ hoặc Tượng làm ngòi tấn công khi tàn cuộc. Do đó, quân cờ này khiến nhiều cờ thủ phải dè chừng bởi khả năng tấn công linh hoạt ở bất kì đâu, bất cứ lúc nào.

Quân Mã 
Trong bàn cờ tướng thì Mã là quân cờ có sự khôn ngoan và mưu trí với những nước đi đầy biến hóa và bất ngờ. Tuy nhiên mức độ cơ động của Mã lại kém hơn Xe và khi tàn cuộc thì mạnh hơn Pháo. Quân cờ này tiêu diệt địch á nhanh vì công mạnh hơn thủ và gây uy hiếp đến Tướng địch khi sang được bên kia sông.

Tuy nhiên những nước cản sẽ khiến Mã bị đánh bại; nếu bị đối phương dùng nước cản để tiêu diệt mã Mã thì quân cờ này sẽ không thể tấn công hay lui về phòng thủ, và có thể đứng chết ở góc bàn cờ.

Quân Tốt 
Tiểu đội Tốt gồm 5 quân dẫn đầu mỗi chiến tuyến, di chuyển theo chiều dọc, mỗi lần đi một ô. Chỉ khi nào vượt biên giới an toàn mới được phép đi ngang. “Tốt nhập Cung, Tướng khốn cùng” là câu nói nổi tiếng mà người chơi cờ nào cũng biết; điều này chứng tỏ Tốt mang một sức mạnh không thể coi thường được.

Thế nhưng, khi khai cuộc, nhiều người chơi thường thí đi Tốt hoặc dùng làm ngòi cho Pháo nhằm cản chân Mã và Tượng, gây khó khăn cho đối thủ. Đời người được ví như ván cờ tướng, quân Tốt tuy yếu nhưng có thể vụt sáng lúc tàn cuộc. 

Số lượng còn Tốt còn lại sẽ quyết định đến kết quả của trận đấu; và việc cần làm của người chơi là đưa Tốt qua sông, ép sát cung Tướng địch thì lúc này Tốt mạnh gần ngang ngửa Xe, nhưng quân cờ này là không thể đi lùi. Từ đó, có thể thấy rằng ý nghĩa của chơi cờ tướng là cờ thủ  cần tính toán kỹ lưỡng để không phạm phải những lỗi sai đáng tiếc trước khi Tốt lụt.

Mỗi quân cờ đều mang một ý nghĩa đặc biệt riêng vì thế mà nhiều người lựa chọn một quân cờ để xăm lên cơ thể mình. Ý nghĩa hình xăm cờ tướng sẽ mang lại một thông điệp khác nhau đến mọi người; người khác khi nhìn vào hình xăm cờ tướng sẽ phần nào hiểu được tích cách của bạn. 
 
Bàn cờ tướng là phản ánh chân một đất nước dưới chế độ phong kiến
Bàn cờ tướng là phản ánh chân một đất nước dưới chế độ phong kiến

Ý nghĩa của bàn cờ tướng

Có nhiều ý kiến cho rằng, ý nghĩa bàn cờ tướng thể hiện được rõ nét mô hình chính quyền của một đất nước, ít nhất là một đất nước chư hầu có đầy đủ quyền lực và bộ máy thống trị. 

>>Có thể bạn quan tâm về các mẫu bàn cờ tướng đẹp với nhiều chất liệu khác nhau cho bạn lựa chọn.

Theo đó, vị trí quân Tướng và Soái phải là quân Đế, Vương hoặc Hầu mới đúng. Vì chỉ có họ mới đủ quyền lực để huy động Sĩ, Tướng, Tượng, Mã, Xe, Pháo ở bên cạnh yểm trợ, bảo vệ. Hơn nữa, chỉ có Đế, Vương, Hầu mới có quyền trong cửu cung ra lệnh xuất quân; còn những bậc Tướng, Soái là những người xông pha trận mạc, chứ không nằm trong cung để bày binh bố trận. 

Cũng có những ý kiến giải thích rằng, ý nghĩa cờ tướng trong cuộc sống là gián tiếp tái hiện lại tình hình của một đất nước dưới chế độ phong kiến. Và khi đó việc đưa quốc vương của một nước vào trận đấu cờ là hành động khi quân phạm thượng. 

Quan trọng hơn, việc đấu tranh tiêu diệt lẫn nhau giữa các thế lực trong bàn cờ ít nhiều cũng ảnh hưởng đến quyền lực của nhà vua, khi bàn cờ đã gián tiếp khuyến khích các lực lượng đánh lại nhà vua. 

Các ý kiến trên đều là những giả thiết thú vị; nhưng ý nghĩa của cờ tướng là vô cùng to lớn, đặc biệt là tư tưởng dụng binh trong binh pháp của người phương Đông xưa. Ý nghĩa của quân cờ tướng trong một bộ cờ là một mô hình quốc gia hoàn chỉnh, có vua tôi, có các binh tướng, có quan ở nhà bàn mưu, có quân ra trận chiến đấu… 

Trên bàn cờ, chúng ta dễ dàng nhận ra các dạng kiến trúc, cách sắp xếp lực lượng theo quan niệm của các nước phong kiến xưa, như cung cấm, thành trì, sông ngòi, biên giới, pháo thủ… Quan trọng hơn, ý nghĩa cờ tướng đã tạo nên một trận địa sinh động với đầy đủ các thứ bậc tầng lớp, các binh chủng trên chiến trường; cùng các chiến thuật tác chiến như tấn công, phòng thủ, vây hãm, bảo vệ, mai phục, đánh vu hồi, đánh trực diện, thí mạng, uy hiếp…

Hiểu rõ điều này, chúng ta thấy ý nghĩa môn cờ tướng không đơn thuần dừng lại là trò chơi giải trí nữa mà là một sự thể nghiệm thú vị những kinh nghiệm dụng binh của người xưa. Ý nghĩa chơi cờ tướng không chỉ dừng lại ở việc lao vào cuộc sát phạt thắng thua nữa mà là rèn luyện trí tuệ trong việc huy động nguồn lực để tạo nên sức mạnh.
 
Có nhiều giai thoại được thêu dệt để giải thích cho sự ra đời của bàn cờ tướng
Có nhiều giai thoại được thêu dệt để giải thích cho sự ra đời của bàn cờ tướng

Trong suốt quá trình lịch sử hình thành và phát triển, cờ tướng luôn khẳng định giá trị của mình, mỗi thế cờ, nước đi trong cờ tướng đều có một ý nghĩa sâu xa nào đó. Chắc hẳn, qua những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa các quân cờ tướng và ý nghĩa bàn cờ tướng. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét