Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Cờ tướng luật chơi cơ bản cho người mới bắt đầu

Cờ tướng được xem là trò chơi trí tuệ dành cho 2 người được nhiều người ưa thích tại Việt Nam. Đối với những người mới bắt đầu chắc hẳn sẽ không nắm được cờ tướng luật chơi sẽ như thế nào. Để tìm hiểu kỹ hơn về cờ tướng và cách chơi cơ bản và đầy đủ nhất, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây. 

Cờ tướng luật chơi cơ bản và đầy đủ

Cờ Tướng là môn thể thao trí tuệ mô phỏng cuộc chiến giữa hai quốc gia, ưu tiên việc bảo vệ Tướng quân làm số 1. Trong cờ Tướng có tất cả 32 quân cờ với 7 loại quân khác nhau chia đều cho mỗi bên 16 quân Trắng và 16 quân Đen.
- 16 quân Trắng gồm có: 1 Soái, 2 Sĩ, 2 Tượng, 2 Xe, 2 Pháo, 2 Mã, 5 Binh.
- 16 quân Đen gồm 1 Tướng, 2 Sĩ, 2 Tượng, 2 Xe, 2 Pháo, 2 mã, 5 Tốt. 

Bàn cờ tướng gồm 32 quân cờ, mỗi bên 16 quân
Bàn cờ tướng gồm 32 quân cờ, mỗi bên 16 quân

Cờ tướng luật chơi cơ bản như sau:

  • Tướng/Soái: Tướng của quân đen hay Soái của quân Trắng là mục tiêu của đối thủ, và nước nhà phải bảo vệ đến cùng. Quân Tướng/Soái phải luôn nằm trong phạm vi ô cửu cung của mình, không được di chuyển ra ngoài. (Cung là hình vuông 3×3 được đánh dấu bằng hình chéo X). Hai quân cờ này chỉ được đi từng ô một theo đường hàng dọc, hàng ngang hoặc chéo.
  • Sĩ: Quân cờ này cũng luôn nằm trong ô cung cửu như quân Tướng. Sĩ chỉ được di chuyển chéo mỗi một ô là một nước.
  • Tượng: chỉ được quyền di chuyển bên phần sân nhà, không bao giờ được đi sang bàn cờ bên kia. Quân Tượng tuyệt đối không được di chuyển; nếu có di chuyển cũng bị coi là phạm luật khi có bất cứ quân cờ khác chắn giữa đường đi.
  • Xe: có thể di chuyển theo hàng ngang, đi dọc mọi vị trí trên bàn cờ với điều kiện là không bị quân cờ nào cản trở từ điểm đến tới điểm đi.
  • Mã: Quân cờ này được đi theo 2 ô hàng ngang và 1 ô hàng dọc và ngược lại. Nếu có quân cờ nào khác nằm ngay bên cạnh và chặn đường ngang/dọc 2, thì quân Mã không được đi đường đó nữa.
  • Pháo: được quyền di chuyển theo hàng ngang và hàng dọc như quân Xe. Nếu Pháo muốn ăn quân cờ bất kỳ thì buộc phải vượt qua 1 quân cờ nào đó. Trường hợp không ăn quân cờ nào, thì trên đường đi từ điểm tới đến điểm đích cũng không gặp bất cứ quân cờ nào cản trở.
  • Tốt/Binh: mỗi một nước đi chỉ được di chuyển 1 ô. Trường hợp quân Tốt chưa nhảy qua sông thì chỉ có thể đi thẳng về phía trước. Nếu Tốt đã vượt qua sông thì có thể di chuyển ngang hoặc đi thẳng mỗi nước một bước.

  • Ăn quân: Khi quân của bạn đi đến một vị trí đang bị chiếm giữ bởi quân đối thủ thì bạn sẽ được ăn quân đó, và quân cờ đó sẽ bị loại khỏi bàn cờ.
  • Chống tướng: Trong cờ tướng luật chơi đúng là trên bàn cờ, hai quân Tướng của hai đấu thủ không bao giờ được nằm trên cùng một cột dọc khi không có bất kỳ quân cờ nào ngăn cách ở giữa. Nếu người chơi để cho 2 con tướng rơi vào tình thế chống tướng bị coi là phạm luật. 
  • An toàn của tướng: Sau mỗi nước di chuyển, quân cờ có lượt đi tiếp theo phải tìm mọi hướng để cản đường di chuyển của quân đối phương; không cho  đối thủ có cơ hội ăn quân khác trong nước đi tiếp theo. Những nước đi sau đó để Tướng rơi vào tình thế nguy hiểm bị coi là phạm quy. 

Bộ môn cờ tướng cách chơi khá đa dạng và phong phú. Bên cạnh cách chơi truyền thống, thì cờ úp là hình thức chơi cờ gây nghiện và hấp dẫn người chơi. Thế nhưng cờ úp có nhiều luật lệ riêng, cùng thế trận biến hóa khôn lường. Ví dụ như theo luật chơi cờ tướng thì quân sĩ – tượng là “cận vệ” của tướng, chỉ ở nhà giữ cung; thì với luật chơi cờ tướng úp sĩ – tượng có thể nhảy vọt qua sông, xông pha chiến trận... 
 
Cờ tướng luật chơi cơ bản
Cờ tướng luật chơi cơ bản

Luật thi đấu cờ tướng đầy đủ


Các tình huống kết thúc trận đấu

Hết ván cờ là khi xảy ra 1 trong hai tình huống sau:

- Chiếu tướng (chiếu bí): khi một bên bắt được Tướng/Soái của bên kia, và đối thủ không còn cách nào để di chuyển, chống đỡ thì đội bắt được Tướng của đối phương sẽ giành chiến thắng.

- Hết nước đi: tới lượt đi của người nào mà người đó không còn nước nào hợp lệ để đi thì bên đó sẽ thua hoặc khi một trong hai bên vi phạm luật cao cấp.

Đấu thủ sẽ giành được phần thắng khi

- Khi đã chiếu bí được Tướng của đối phương.

- Chiếu tướng đối phương mà đối phương không còn cách nào để chống đỡ cho tướng của mình.

- Đối phương tới chậm, quá thời gian quy định để bắt đầu ván đấu cờ. 

- Đối phương không đi đủ số nước trong thời gian quy định.

- Bất kể trong tình huống nào, đối phương dùng một quân chiếu mãi hoặc dùng nhiều quân thay nhau chiếu mãi. Bạn phải thay đổi nước đi quân cờ của mình, nếu không bị xử thua.

- Đối phương phạm luật cấm, còn bạn không phạm luật, bên phạm luật không chịu thay đổi nước đi. Hoặc đối phương tự tuyên bố xin thua. 

- Khi tiếp tục ván hoãn, nếu bên niêm phong ghi sai nước đi mà không giải thích được sẽ bị xử thua. Nếu đấu thủ có lượt đi mà ghi sai nước đi trong niêm phong nhưng đối phương bỏ cuộc thì cả hai đều bị xử thua.

Hòa cờ khi gặp các tình huống dưới đây

- Trọng tài xét thấy ván cờ của hai bên không bên nào có thể thắng. Có nghĩa là cả hai bên không còn quân nào có thể tấn công đối phương, để chiếu bí tướng đối phương.

- Xử hòa cờ khi tổng số nước từ khi ván cờ có tiến triển là 30. Ván cờ có tiến triển là khi bắt được quân trên bàn cờ.

- Hai bên đều không phạm luật cấm nhưng đều không chịu thay đổi nước đi.

- Cả hai đấu thủ cùng một lúc phạm cùng một điều cấm.

- Hai bên đều đồng ý hòa thì mặc nhiên ván cờ đó được công nhận là hòa.

- Tổng số nước của ván cờ đó là 300.

- Một bên đề nghị hòa, trọng tài sẽ kiểm tra hai bên đã đi đủ 60 nước hay chưa. Nếu đi đủ mà ván cờ không tiến triển thì sẽ xử hòa.

Lưu ý: Khi một bên đang ở thế bị chiếu hết, bị vây chặt không còn nước đi thì không được phép đề nghị hòa.

Tình huống giành phần thắng, hòa cờ trong thi đấu cờ tướng
Tình huống giành phần thắng, hòa cờ trong thi đấu cờ tướng

Quy định về thời gian thi đấu cờ tướng

Bất cứ trận đấu cờ tướng nào đều phải quy định rõ ràng và chi tiết cách tính thời gian của ván đấu. Mục đích là để đảm bảo giải tiến hành được phù hợp với tình hình thực tế. Một số cách tính thời gian thi đấu cờ tướng thường được sử dụng để ban tổ chức lựa chọn đó là:

- Cờ tướng luật chơi đấu theo thể thức hai ván (lượt đi, lượt về) thì mỗi ván mỗi bên có 60 phút (cả 2 bên được 120 phút). Hình thức này không kiểm tra số nước đi.

- Nếu đấu 1 ván thì thời gian mỗi bên có là 90 phút (hai bên được 180 phút). Bên nào hết giờ trước sẽ bị xử thua (có hoặc không kiểm tra số nước đi).

- Mỗi bên có thời gian là 120 phút (hai bên được 240 phút) có kiểm tra số nước đi.

Theo luật chơi cờ tướng quốc tế thì cứ 15 phút mỗi bên phải đi đủ 10 nước cho tới khi ván cờ kết thúc. Đối với giải cờ nhanh thì mỗi bên được 15, 25 hoặc 30 phút.

Trong cờ tướng luật chơi vô cùng quan trọng, người chơi cần nắm rõ để không vi phạm luật cấm, dẫn đến những kết quả đáng tiếc. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn nắm vững được những luật lệ thi đấu cờ tướng. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét