Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Cờ tướng có nguồn gốc từ đâu – những điều có thể bạn chưa biết

Cờ tướng có nguồn gốc từ đâu là vấn đề khá thú vị, được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Hiện nay, các chuyên gia vẫn còn đang tranh luận, tìm hiểu và tiếp tục tìm tòi, nghiên cứu về nguồn gốc của cờ tướng. Ai là người phát minh? Quốc gia nào là ông tổ của cờ tướng? Mời các bạn cùng tham khảo những thông tin được chúng tôi cập nhật trong bài viết dưới đây.

Cờ tướng có nguồn gốc từ đâu?


Giả thiết 1, cờ tướng có nguồn gốc từ Trung Quốc
Cờ tướng có lịch sử rất lâu đời, nhưng cờ tướng bắt nguồn từ đâu thì đến nay vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, nếu xét theo quy tắc chơi cờ tướng, chúng ta có thể thấy rằng nguồn gốc của môn cờ tướng có liên quan mật thiết đến lịch sử và chiến lược quân sự của người Trung Quốc thời cổ đại.
Cờ tướng có nguồn gốc từ đâu?
Cờ tướng có nguồn gốc từ đâu?


Môn cờ được sáng tạo dựa trên những chiến lược dàn trận của quân đội trong thời kỳ Xuân Thu và Chiến Quốc, chiến tranh diễn ra triền miên. Điều này phần nào cũng giải đáp được câu hỏi cờ tướng có nguồn gốc từ đâu. Và đây chính là nền móng ban đầu của môn cờ tướng; dưới thời kì nhà Ngụy, Tấn và Nam Bắc triều được xem là nền tảng hoàn chỉnh nhất của cờ tướng.

Các bộ môn cờ của Trung Quốc thời cổ đại phổ biến với cả hai giới trí thức và lao động. Sau thời nhà Tống, xuất hiện ba bộ môn cờ mới và một trong số đó là bộ môn cờ gồm 32 quân, chơi trên bàn cờ với 9 đường dọc và 9 đường ngang nhưng chưa có đường biên giới ở giữa. Sau đó, đường biên giới (sông) được thêm vào và bàn cờ tướng cùng với các quy tắc chơi cờ được hình thành và duy trì đến tận ngày nay.

Cờ tướng có nguồn gốc từ đâu? Có những luồng ý kiến khác cho rằng nguồn gốc cờ tướng hình thành từ cờ Lục bác. Cờ Lục bác du nhập vào Ấn độ, phát triển thành cờ Saturanga; sau đó Saturanga du nhập ngược vào Trung quốc, kết hợp với cờ tướng cổ đại và trở thành bộ môn cờ tướng ngày nay. Theo giả thiết này cũng phần nào trả lời cho câu hỏi cờ tướng xuất phát từ đâu. Từ rất lâu trong các tác phẩm “Thuyết Uyển” và “Chiêu hồn - Sở từ” của Trung Quốc đã nhắc đến cờ tướng; trước khi người Ấn Độ có cờ Saturanga.

Giả thiết 2, cờ tướng có xuất xứ từ Ấn Độ
Cờ tướng xuất phát từ Saturanga, một phát minh của người Ấn độ, du nhập vào Trung Quốc phát triển, không liên quan gì đến cờ Lục bác. Giả thuyết này được các học giả phương Tây ủng hộ. Để làm rõ vấn đề cờ tướng xuất phát từ nước nào, mời các bạn cùng xem cách đi cờ Saturanga:

- Quân Tốt : mỗi lần di chuyển chỉ tấn 1 ô về phía trước, đi thẳng nhưng ăn chéo như cờ vua. Chỉ tiến 1 ô, không nhảy 2 ô, vì vậy không có việc ăn tốt qua đường, cũng không có chuyện phong cấp.

- Tướng, Xe và Mã: có cách di chuyển hoàn toàn giống như cờ vua (mã không bị cản).

- Sĩ: có 4 vị trí để di chuyển, đi tới các ô chéo của góc liền kề (giống cờ tướng)

- Tượng: các nước đi giống như Sĩ nhưng dài gấp đôi (giống cờ tướng nhưng không bị cản).

Lưu ý: vị trí ban đầu của các quân cờ không hoàn toàn giống như cờ vua vì 2 quân Vua đặt chéo nhau, không cùng 1 cột.

Từ những cách đi trên có thể thấy rằng cờ Saturanga có một số điểm giống cờ vua và một số điểm giống cờ tướng. Điều này cũng dễ hiểu vì khi Saturanga du nhập sang phương Tây đã trở thành cờ vua, cờ tướng nguồn gốc từ đâu? Khi Saturanga du nhập vào Trung quốc thì trở thành cờ tướng.
Có nhiều giả thiết được đặt ra để lý giải nguồn gốc và xuất xứ của cờ tướng
Có nhiều giả thiết được đặt ra để lý giải nguồn gốc và xuất xứ của cờ tướng

Những cải tiến bàn cờ tướng của người Trung Quốc


Vị trí đặt quân cờ
Đầu tiên là vị trí đặt quân cờ; các quân cờ được đặt ở giao điểm chứ không đặt trên ô; quân di chuyển trên đường, không nhảy từ ô này sang ô khác. Vì thế mà bàn cờ tăng thêm điểm đặt quân từ 64 (Saturanga là 81), số quân hàng cuối từ 8 tăng lên 9. Vua có thể ở ngay trục giữa, dễ dàng nhận thấy quân thêm vào bên phải vua chỉ có thể là 1 quân sĩ, như mới đảm bảo sự cân đối của bàn cờ. Sau đó là phải vẽ đường cho quân Sĩ, chữ X trước mặt Vua được thêm vào và đó là cửu cung.

Bổ sung thêm pháo và sông (ranh giới)
Cờ tướng cổ đại không có quân Pháo; các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng quân Pháo được bổ sung từ cuối thời nhà Đường (618-907) - quân cờ ra đời muộn nhất trong bàn cờ tướng. Nhiều người cho rằng Pháo xuất hiện muộn là do ngày xưa không có pháo binh, nhưng không phải vậy. Pháo binh xuất hiện rất sớm trong chiến tranh thời xưa nhưng khi đó bàn cờ không đủ rộng . Bàn cờ 64 ô, muốn thêm Pháo cũng không biết phải đặt ở đâu và khi bàn cờ có thêm quân Pháo là nhờ số điểm đặt quân nhiều hơn (81 so 64).

Người Trung quốc mất nhiều thời gian để tìm vị trí lý tưởng cho quân Pháo. Để có vị trí này thì hàng chốt phải đẩy rất xa lên phía trước; không đấu thủ nào dám tấn chốt vì chỉ cần tiến lên 1 bước sẽ bị đối phương ăn mất. Và Sở hà Hán giới ra đời, tạo thêm không gian ngăn cách 2 bên; khi biên giới xuất hiện trên bàn cờ, 9 điểm đặt quân được tăng thêm. Như vậy, bàn cờ tướng đã có 90 điểm so với 64, diện tích chung của bàn cờ không tăng mấy (chỉ tăng thêm 8 ô) nhưng số điểm tăng thêm 1/3.

Hình dáng quân cờ cũng được thay đổi
Quân cờ cũng được cách tân, bàn cờ có 64 ô vuông xen kẽ hai màu trắng đen; xuất hiện nhiều trên các bức tranh dệt "Cầm, Kỳ, Thi, Hoạ" và các vật dụng bằng sứ thời Đường. Sang thời Tống (960-1279), quân cờ trở nên dẹt và phẳng; trên có ghi chữ Hán bởi quân cờ đặt đường có thể che hết đường, khó quan sát hơn.
Cờ tướng có nhiều điểm giống với cờ Saturanga của Ấn Độ
Cờ tướng có nhiều điểm giống với cờ Saturanga của Ấn Độ

Từ những lý giải trên một lần nữa khẳng định được chắc chắn cờ tướng xuất xứ từ đâu; và Saturanga chính là tiền thân của cả cờ tướng và cả cờ vua ngày nay. Bàn cờ tướng ngày nay là sự phát triển từ cờ Saturanga, và không liên quan đến 1 loại cờ nào khác.

Khi tiếp xúc với bàn cờ Saturanga, người Trung Quốc đã nhận ra được sự ưu việt của loại cờ này so với cờ tướng hiện có lúc đó. 

Điều đáng nói là bàn cờ tướng  có ở Trung quốc trước khi Saturanga du nhập đã bị thất truyền, không còn ai chơi nữa.

Nếu chưa biết cờ tướng có nguồn gốc từ đâu thì chắc chắn rằng qua bài viết này các bạn sẽ nắm được nguồn gốc và xuất xứ của trò chơi trí tuệ này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét