Đôi nét về tiểu sử Đổng Văn Uyên
Cờ tướng Đổng Văn Uyên sinh năm 1918 tại Hàng Châu. Ngay từ nhỏ, Đổng đã bộc lộ tài chơi cờ thiên phú. Năm 12 tuổi, ông theo học cờ, chỉ sau hai năm tài nghệ đã tiến bộ vượt bậc. Sau đó ông theo học thầy Quan Xuân Lâm trong một thời gian ngắn và kỳ nghệ chơi cờ ngày càng lên. Năm 16 tuổi đã có được lên đánh cờ trên kỳ lầu Hỷ Vũ Đài.Kỳ vương Đổng Văn Uyên có thiên tài cờ phú ngay từ khi còn nhỏ |
Khí thế Bá Vương của Kỳ vương cờ tướng tứ tỉnh
Cờ tướng Đổng Văn Uyên quả thật là một thiên tài về bộ môn cờ tướng. Năm 1948 ông cầm cờ đen đánh với Thích Sanh và thắng cả bốn ván cờ, tiếng tăm lừng lẫy một thời. Đến khi vừa giải phóng, tài đánh cờ của ông đã ngang ngửa với các Quốc thủ Lưu Đệ Hoài, Vương Ấu Thần.Đổng học cờ tướng trước rồi sau học chơi thêm cờ vây, nhờ sáng dạ nên kỹ nghệ của ông tiến bộ thần tốc, chẳng bao lâu sau đã có thể sánh vai các danh thủ Thái Á Phúc, Từ Xuân Toàn, Lý Gia Xuân...
Kỳ thủ Đổng Văn Uyên quả thật là thiên tài cờ tướng, chẳng những công lực thượng thừa, lại còn có sở trường chấp quân, Quốc thủ cờ vây 9 đoạn Trần Tổ Đức nói một đoạn về Đổng trong tự truyện “Siêu Việt tự ngã” như sau:“Chủ tướng Đổng Văn Uyên của đội Chiết Giang đã là cao thủ làng cờ khi vừa giải phóng, tài nghệ cờ tướng và cờ vây của ông đều thuộc hàng nhất lưu, khó có được người nào giỏi cả hai loại cờ cùng lúc như thế.”
Bên cạnh đó, nhà bình cờ nổi tiếng Giả Đề Thao đã có nhận định như sau: “Đổng Văn Uyên khi đánh cờ với những cao thủ Hoa Nam, Hoa Đông, Hoa Bắc thường giành phần thắng nhiều hơn là vì Đổng có bố cục chơi mới mẻ và giàu tính sáng tạo”.
Cuối thập niên 50, vì kỳ vương bốn tỉnh còn là tuyển thủ cờ vây đại diện Trung Quốc, được tham gia nghênh chiến đội cờ tướng Nhật. Năm 1964, ông giành hạng 5 trong giải cờ vây toàn quốc.
Mùa thu năm 1936, cờ tướng Đổng Văn Uyên giành giải nhất giải cờ toàn Thị được tổ ở Hàn Châu, vượt mặt các danh thủ trong “Ngũ Hổ Nhất Báo” và Lưu Ức Từ. Từ đó Đổng trở thành ngôi sao mới của làng cờ tướng tỉnh Giang Nam.
Mùa Xuân 1937, một lần nữa Đổng cho thấy thực lực phi phàm, ông đã xuất giắc giành cúp Vô địch giải “Danh Thủ khu vực bốn tỉnh Hoa Đông” do hội Thanh Niên đạo Thiên Chúa Hàn Châu đứng ra tổ chức; từ đó ông được tôn lên là “kỳ vương bốn tỉnh”!
Kỳ nghệ cờ tướng thật cao nhưng thiếu phẩm hạnh
Đạt được những thành công vang dội, được quý nhân phù trợ nhưng vì thắng lợi đã làm ôn mù quáng, kiêu ngạo, cùng với tiền túi rủng rỉnh nên Đổng bắt đầu cuộc sống sa đọa. Ông mê trò đỏ đen, thường xuyên lui tới nhà thổ, còn làm mất lòng Trương Đại Gia và từ đó cũng mất nơi nương tựa. Phẩm hạnh tồi tệ đó của ông khiến làng cờ nhăn mặt, chê trách và khinh miệt.Tác giả (Từ Thanh Tường ) đã 6 lần phỏng vấn danh thủ Đổng Văn Uyên từ năm 1991 đến 1995, nên ông có cái nhìn về sự rơi rụng của ngôi sao cờ tướng này như sau: Đổng có điều kiện thiên phú cờ rất cao được thể hiện qua lối chơi sắc bén, quỷ dị và giàu tính sáng tạo; bản tính ông bướng bỉnh, ngang ngạnh, không chịu vào khuôn phép nên khiến kỳ nghệ càng sắc sảo hơn khi lâm chiến. Sự sa sút của Đổng khởi nguồn từ phẩm hạnh xấu, đó là do ảnh hưởng của sự thiếu giáo dục trong xã hội cũ.
Mọi người nhận xét rằng cờ tướng Đổng Văn Uyên là người kiêu căng ,tự cao; nếu như Cố Thuỷ Như, Lưu Đệ Hoài có thể chấp người nào đó 4 quân, nhưng ông sẽ chấp người đó thêm 1, 2 quân cờ nữa để cho mọi người thấy rằng ta đây cao cờ.
Sự thật là vị cờ thủ này không đủ sức chấp nhiều như thế, nhưng ông vẫn chấp và vẫn thắn. Bởi khi vào cuộc chiến, ông đã dùng những chiêu thức “ngoài bàn cờ” để trợ lực như: nói những lời chọc tức, giễu cợt, hù dọa để làm đối thủ phân tâm, mất tập trung. Hay ca cải lương, dùng ngón tay chọc thẳng vô mắt mũi người ta, hút thuốc và nhả khói vào mặt đối phương… Nói chung chỉ cần đạt được mục đích của mình, ông có thể dùng đủ thập bát võ nghệ để làm rối tư duy của địch thủ.
Qua một thời gian dài, Đổng cứ ăn chơi, ngoài đánh độ không nghiên cứu kỳ nghệ; khi tham gia các giải đấu ông vẫn chứng nào tật nấy, luôn sử dụng bàng môn tà chiêu. Vì nhân phẩm xấu xa nên bị Thể Uỷ Tỉnh kiểm điểm phê bình và cấm dự tất cả các giải cờ. Đó là lý do vì sao Đổng Văn Uyên không có mặt trong những giải cờ tướng toàn quốc thời bấy giờ.
Thế là một thiên tài cờ tướng, vang bóng một thời nay đã phải đi giang hồ lang thang kiếm sống bằng cờ độ trong cuộc đời còn lại.
Phải chăng, đó chính là cái giá phải trả của người thiếu phẩm hạnh.
Mặc dù danh thủ Đổng Văn Uyên có phẩm hạnh không tốt, nhưng một số người tại Hồng Kông lại rất sùng bái và hâm mộ kỳ nghệ của ông. Vài năm trước có người đã gom được 200 ván cờ của Đổng tiên sinh và in ra để lưu truyền hậu thế.
Năm 2007, Nhật báo Thiên Thiên của Hồng Kông đã cho in lại nguyên 6 trang ván đấu của Đổng trong giải cờ tướng ” Bốn Tỉnh Hoa Đông 1937″ với tiêu đề: “Những ván đấu tuyệt vời của danh thủ Đổng Văn Uyên 70 năm về trước”. Có thể thấy rằng, đây là một sự đền đáp nho nhỏ cho sinh nhai kỳ nghệ của ông vậy. Dù sao đi nữa, cờ tướng Đổng Văn Uyên cũng là danh thủ của một thời đại, và lịch sử cờ tướng phải ghi lại những cống hiến của ông, còn công hay tội thì chờ sự đánh giá của hậu thế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét